Phần mềm ERP là gì? Tại sao doanh nghiệp lại thất bại với ERP?

Phần mềm ERP là thuật ngữ mà chắc hẳn đến 99% doanh nghiệp đều biết đến nhưng thực tế lại có rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang mơ hồ về nó. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một góc nhìn đơn giản về ERP và lý do tại sao nhiều doanh nghiệp lại thất bại khi triển khai giải pháp này.

Phần mềm ERP là gì?
Phần mềm ERP là gì?

Kỷ nguyên số, cách mạng công nghiệp 4.0, … là những cụm từ  đã và đang được sử dụng để nói về sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT). Riêng với doanh nghiệp, CNTT được coi là con đường ngắn nhất, nhanh nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước hội nhập quốc tế. Đó cũng là một trong những lý do vì sao ERP lại trở nên phổ biến trong nhiều năm gần đây

Phần mềm ERP là gì?

Hiểu một cách đơn giản, ERP là phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp, trong đó phần hoạch định nguồn lực là phần cơ bản. ERP quản lý những vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động của doanh nghiệp và với mỗi ngành nghề kinh doanh, mỗi doanh nghiệp khác nhau thì kiến trúc module hay chức năng của hệ thống ERP có thể rất khác nhau.

Tham khảo thêm về ERP trên Wikipedia

Điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng ERP so với cách áp dụng nhiều phần mềm quản lý rời rạc (kế toán, quản lý nhân sự, kê khai thuế…) là tính tích hợp. Thay vì sử dụng cùng lúc nhiều phần mềm rời rạc, không có sự liên kết số liệu thì sử dụng ERP doanh nghiệp chỉ cần một phần mềm duy nhất với các module thực hiện các chức năng tương tự như các phần mềm quản lý rời rạc, nhưng các module này có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Bởi vì tính tích hợp tổng thể này mà doanh nghiệp sử dụng hệ thống ERP sẽ có khả năng kiểm soát tốt hơn các vấn đề như công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thi công để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh chính xác và phù hợp với năng lực của mình.

Vì sao nhiều doanh nghiệp thất bại với phần mềm ERP?

Lợi ích mà giải pháp ERP mang lại cho doanh nghiệp là không phải bàn cãi, thế nhưng bạn cần hiểu rõ, không phải doanh nghiệp nào triển khai ERP cũng thành công.

Vì sao nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thất bại
Vì sao nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thất bại

Công thức để triển khai ERP thành công là 40-40-20, trong đó 40% từ phía doanh nghiệp, 40% từ đối tác triển khai và chỉ 20% là do giải pháp ERP.

Tuy vậy, đa số doanh nghiệp đều lầm tưởng rằng cứ lựa chọn được giải pháp ERP “xịn” là sẽ thành công. Tất nhiên, một giải pháp ERP đắt tiền từ một nhà cung cấp uy tín, nổi tiếng trên thế giới bao giờ cũng đảm bảo hơn về chất lượng và khả năng khai thác tài nguyên của các phân hệ, thế nhưng tính phù hợp mới là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn giải pháp ERP.

Giải pháp ERP phải phù hợp với đặc thù riêng của doanh nghiệp như ngành nghề, cơ cấu tổ chức, quy mô, kế hoạch kinh doanh, … và có khả năng liên kết số liệu chặt chẽ, mà yếu tố này lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ năng lực của đối tác triển khai ERP.

Việc tìm được một đối tác tư vấn triển khai có uy tín và kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Đừng cho rằng một công ty triển khai ERP thì chỉ có kiến thức về ERP và tin học, mà họ còn phải hiểu biết sâu sắc về mỗi ngành nghề và điểm mạnh, điểm yếu của từng khách hàng. Một đối tác có năng lực và kinh nghiệm sẽ dễ dàng “bắt bệnh” của doanh nghiệp và lựa chọn được giải pháp cho phù hợp nhất cho mỗi công ty, do vậy doanh nghiệp không nên quá “ki bo” về chi phí cho đối tác triển khai.

Một yếu tố quan trọng nữa khiến doanh nghiệp hay thất bại với ERP. Yếu tố chủ quan của từng doanh nghiệp (như nhận thức và quyết tâm của ban lãnh đạo, hệ thống quản lý, trình độ đội ngũ nhân viên…) quyết định tới 40% sự thành bại của dự án. Thời gian để thấy rõ hiệu quả của giải phảp ERP không phải trong ngày một ngày hai và thường phải mất ít nhất 3 năm. Một công ty không có đủ năng lực (trình độ, ngân sách, …) để áp dụng giải pháp ERP hay quyết tâm “nửa vời” thì tất nhiên sẽ thất bại với ERP.

FBS là đơn vị cung cấp giải pháp ERP cho nhiều ngành nghề với kinh nghiệm hơn 20 năm nhưng cũng không ít lần gặp phải các vấn đề khi triển khai các dự án ERP đến khách hàng.

Có thể nhận thấy rằng, con đường triển khai phần mềm ERP còn rất nhiều “chông gai” nhưng kết quả mà doanh nghiệp nhận được còn lớn hơn thế. Nếu doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng để đối mặt với thách thức và bước vào kỷ nguyên số, hãy bắt đầu với phần mềm ERP ngay từ hôm nay!

  1. Phần mềm ERP là gì ?

    ERP được viết tắt bởi Enterprise Resource Planning được hiểu là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Hiểu đơn giản thì hệ thống ERP là một phần mềm thống nhất, đa chức năng liên kết mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ lập kế hoạch, thống kê, kiểm soát đến việc hỗ trợ đưa ra các báo cáo phân tích chuyên sâu, giúp cho nhà điều hành hoặc các bộ phận tác nghiệp hiệu quả.
    Điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng ERP so với cách áp dụng nhiều phần mềm quản lý rời rạc khác (như phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, quản lý kho…) là tính tích hợp. ERP giúp theo dõi, quản lý thông suốt, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài.

  2. Đặc trưng của phần mềm ERP

    Để phân biệt với các giải pháp quản trị doanh nghiệp khác, phần mềm ERP có 4 đặc điểm chính sau:
     
    1. ERP là một hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh hợp nhất. Mọi thành viên doanh nghiệp (từ nhà quản lý tới nhân viên), mọi công đoạn và phòng ban chức năng xâu chuỗi thành một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có trật tự.
     
    2. ERP là một hệ thống phần mềm hỗ trợ chứ không phải dây chuyền sản xuất tự động thay thế sức người.
     
    3. ERP là một hệ thống quản lý hoạt động theo quy tắc và kế hoạch rõ ràng. Các nhân viên với nhiệm vụ cụ thể cần được xác định từ trước cùng với quy định nhất quán, chặt chẽ; kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập ra theo định kỳ tuần, tháng, năm.
     
    4. ERP là hệ thống liên kết giữa các phòng ban trong công ty để chúng cùng làm việc, trao đổi, cộng tác qua lại với nhau chứ không phải mỗi phòng ban là một cát cứ hoạt động riêng lẻ.

  3. Lợi ích của ERP đối với doanh nghiệp

     
    ERP giúp kiểm soát thông tin tài chính
     
    ERP giúp tăng tốc độ dòng công việc
     
    ERP giúp hạn chế sai sót khi nhiều người cùng nhập một dữ liệu
     
    ERP giúp dễ dàng kiểm soát quá trình làm việc của nhân viên
     

Bình luận